KÌNH NGƯ MICHAEL PHELPS – NGƯỜI TRUYỂN CẢM HỨNG CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy hiện nay chứng bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý xuất hiện ở trẻ ngày càng nhiều. Các bậc phụ huynh rất lo lắng cho tình trạng bệnh của con và mong muốn tìm một giải pháp khắc phục, nâng cao sức khỏe cho trẻ. Hôm nay, Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội sẽ chia sẻ một câu chuyện đầy nghị lực và cảm động về Michael Phelps – một trẻ tăng động giảm chú ý đã làm nên kỳ tích nhé!
Từ cậu bé không thể tập trung vào thứ gì, luôn bị điểm kém, Michael Phelps trở thành tay bơi huyền thoại của Mỹ nhờ người mẹ đáng nể.
Michael Phelps được coi là vận động viên thành công nhất Olympic với 5 huy chương vàng và một huy chương bạc ở môn bơi lội. Trước đó, anh từng phá và giữ nhiều kỷ lục thế giới trong môn này và được bầu là Vận động viên bơi lội thế giới của năm trong các năm 2003, 2004, 2006 và 2007.
Thế nhưng Michael có lẽ chẳng bao giờ có các kỳ tích trên nếu không có sự đồng hành của mẹ, bà Debbie Phelps. “Khi 7 tuổi, con rất ghét chạm mặt vào nước. Chúng tôi đã phải lật ngửa con ra và dạy con cách bơi ngửa”, bà kể lại với Cnn.
Sau đó, Michael đã thể hiện khả năng bơi giỏi, từ bơi ngửa, sau đó là bơi trườn sấp và các kiểu khác. Tuy nhiên ở lớp học, cậu lại rất vụng về và không thể tập trung được. Giáo viên nói với bà Michael rằng con trai bà không thể tập trung vào bất cứ thứ gì. Bà Debbie đã đưa con đi khám và Michael được chẩn đoán mắc Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) lúc 9 tuổi.
Từng là giáo viên trung học hơn 20 năm, bà chuyển tới làm việc gần trường Michael để giúp con tăng khả năng chú ý hơn. “Bất cứ khi nào giáo viên của con nói: ‘Michael không thể làm được việc này’, tôi sẽ đáp lại rằng ‘Vậy thì cô sẽ làm gì để giúp cháu?'”, bà kể.
Biết con yêu thích thể thao, khi con rên rỉ về việc ghét phải đọc, bà bắt đầu mua cho con những tờ báo hay quyển sách về thể thao. Thấy rằng Michael thường mất tập trung khi học toán, người mẹ đã thuê một gia sư và khuyến khích người này sử dụng những từ ngữ hướng tới các mối quan tâm của Michael, chẳng hạn: “Mất bao lâu để bơi được 50m nếu cứ mỗi giây con lại bơi được 3m?”.
Ở môn bơi lội, bà Debbie giúp con tập trung bằng cách nhắc nhở Michael về những hậu quả từ các hành vi của mình. Bà nhớ mãi một lần, khi ấy con trai 10 tuổi, cậu bé đã về thứ nhì trong một cuộc thi bơi và trở nên giận dữ tới mức dứt chiếc kính bơi ra và ném mạnh xuống sàn hồ bơi.
Trên đường lái xe đưa con về nhà, bà nói với con rằng tinh thần thượng võ trong thể thao cũng được đánh giá cao như sự chiến thắng. “Tôi tạo ra một tín hiệu riêng để con có thể nhìn thấy khi mẹ đứng ở khán đài. Tôi khum bàn tay tạo thành hình chữ ‘C’ có nghĩa là ‘compose yourself’ – hãy bình tĩnh. Mỗi lần thấy con giận dữ, tôi lại giơ bàn tay lên như vậy. Một lần, con đã khum tay hình chữ C lên trước mặt mẹ khi tôi căng thẳng lúc đang nấu bữa tối. Đó là thời khắc tôi không thể quên”, người mẹ kể lại.
Bà Debbie sử dụng nhiều chiến lược để giúp con tập trung. Qua thời gian, tình yêu của Michael với bơi lội lớn dần, người mẹ vô cùng hạnh phúc khi thấy con tự rèn mình vào kỷ luật. “Ít nhất là 10 năm qua, con chưa bao giờ bỏ lỡ một buổi tập nào. Ngay cả vào Giáng sinh, bể bơi vẫn là nơi đầu tiên chúng tôi tới và con rất vui khi ở đó”, bà Debbie kể.
Bà cũng luôn dành thời gian và lắng nghe con. Khi Michael vào lớp 6, nghe con nói muốn ngừng dùng thuốc điều trị ADHD, dù rất lo ngại, bà vẫn đồng ý. Lịch luyện tập và gặp gỡ dày đặc đã giúp Michael có khả năng tập trung ngay cả khi không có thuốc.
Dù không phải việc gì hai mẹ con cũng đồng tình với nhau nhưng Michael luôn hiểu mẹ đóng vai trò quan trọng thế nào trong thành công bơi lội của anh. Ngay sau khi đạt được huy chương vàng đầu tiên tại Athens, anh đã bước ra khỏi bục chiến thắng và tiến về phía khán đài, trao bó hoa cho mẹ. “Tôi đã vô cùng hạnh phúc và không ngăn nổi nước mắt”, bà nhớ lại.
“Đứa trẻ nào cũng có lúc thất bại. Nhưng nếu bạn đồng hành cùng con, thì gần như chắc chắn con sẽ khiến bạn tự hào”, người mẹ chia sẻ trên Parenting.
Câu chuyện trên chính là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Nếu cha mẹ có con bị mắc chứng bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý thì đừng lo lắng nhiều quá. Tại Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội các lớp dạy bơi trẻ em được khai giảng hàng ngày và hình thức kèm riêng nên đạt hiệu quả cao, an toàn cho trẻ. Các bậc phụ huynh hãy liên hệ ngay để nhận tư vấn và đăng ký khóa học nhé!