GIẢI MÃ NGUYÊN NHÂN BẠN HỌC MÃI VẪN CHƯA BIẾT BƠI
Bơi lội chính là một trong những môn thể thao đem lại sự phát triển toàn diện và cũng không khó để có thể biết bơi. Tuy nhiên vì một số lý do mà nhiều người cảm thấy bơi là quá khó và học mãi vẫn chưa bơi được. Hôm nay, Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội sẽ vén màn bí mật tại sao bạn học mãi nhưng vẫn chưa biết bơi nhé!
- Bạn không tập trung học bơi
Mặc dù kế hoạch và mục tiêu đã lên sẵn và bạn cũng hào hứng với việc học bơi nhưng học như thế nào, học đến bao giờ… thì bạn còn quá mơ hồ và không đi vào cụ thể. Để rồi những lúc hứng thú bạn đi học, những lúc buồn chán bạn lại nghỉ tùy ý. Nói chung nếu chưa có một kế hoạch cụ thể và sự quyết tâm để học thì sẽ thật khó để có thể thành thạo môn bơi này.
- Vội vàng trong học bơi
Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng nhất. Muốn bơi được phải biết cách thở. Thở khi bơi lội khác với thở khi đi lại bình thường trên mặt đất nên trước khi học quạt tay, đạp chân, ta phải học thở cho tốt. Biết thở là biết bơi 70%. Khi chưa biết cách thở mà đã tập quạt chân, quạt tay thì dễ bị phân tâm, làm được cái này quên cái kia. Có rất nhiều người khoe là đã bơi được 6-10m, chỉ mắc mỗi một lỗi là chưa biết thở nên bị sặc. Phải biết tập thành thạo từ những kỹ thuật cơ bản nhất từ dễ đến khó không nên quá vội vàng.
Sau khi học thở, người ta mới nên học lặn – nhô lên hụp xuống theo phương thẳng đứng để chữa bệnh “sợ nước sâu”, “sợ chân rời khỏi mặt đất”. Chỉ khi lặn tốt, người ta mới học nổi và cuối cùng là học cách chuyển động theo các kiểu bơi khác nhau như bơi chó chìm đầu, bơi tự cứu, ếch, trườn sấp… Người mới học bơi thường chú trọng vào quạt tay, đạp chân mà bỏ qua tập thở. Hậu quả là có những người “bơi” được một chút là sặc nước hoặc bơi được rồi nhưng vẫn không dám ra chỗ nước sâu quá đầu người…
- Tâm lý sợ nước
Một số người từng gặp tai nạn do tiếp xúc với nước hay từng chứng kiến người chết đuối, xem cảnh rùng rợn dưới nước trong phim… nên sẽ bị sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước. Với những trường hợp nặng, họ cần được trị liệu để giải tỏa vấn đề tâm lý trước khi đi học bơi. Với các trường hợp nhẹ hơn, việc tự tập bơi trên cạn, kết hợp với việc làm quen dần với nước… có thể có tác dụng tốt. Nên tuyệt đối tránh các kiểu tự lao vào nước hay bị đẩy xuống nước, vội vã xuống nước trước khi khởi động.
Lưu ý:
Trước khi xuống nước phải tập các động tác làm nóng cơ thể, vận động các khớp xương mềm dẻo cơ bắp để tránh các tai nạn như chuột rút.
Học bơi lội cũng như tất cả các môn thể thao khác chúng ta cần biết những lỗi sai nào thường mắc phải để tránh hoặc khắc phục. Như vậy việc học sẽ đi theo đúng phương pháp và nhanh đạt kết quả hơn. Hy vọng những thông tin mà Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn tìm ra nguyên nhân của mình và học bơi dễ dàng hơn. Hãy liên hệ số hotline 098.836.9929 hoặc 097.808.9929 để nhận tư vấn và đăng ký khóa học bạn nhé!