2 BÀI TẬP GIÚP LÀM QUEN VỚI NƯỚC VÀ THẢ LỎNG CƠ THỂ
Trước khi đi vào tập đứng nước thì các bạn nên tập 2 bài tập này để làm quen với việc thả lỏng cơ thể. Việc thả lỏng cơ thể khi đứng nước rất quan trọng vì nó sẽ giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng nổi trên mặt nước hơn. Hãy cùng Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội tìm hiểu xem 2 bài tập đó như thế nào nhé!
- Cúi người úp mặt
Đây là bài tập đầu tiên giúp bạn có thể thả lỏng cơ thể và nổi trên mặt nước. Và các bước thực hiện bài tập này cũng khá đơn giản.
Bước 1: Chọn một vùng có mực nước ngang ngực
Bước 2: Lấy hơi và giữ hơi
Bước 3: Cúi người, úp mặt và thả lỏng để cơ thể nổi tự do trên nước đến khi hết hơi
Bạn hãy cố găng thực hiện đúng bài tập này để cơ thể có thể thả lỏng và trôi tự do trên mặt nước. Lưu ý là bạn đừng cố nín thở quá lâu, chỉ cần 20 – 30 giây là được.
- Nằm ngửa thả lỏng
Tiếp theo là bài tập nằm ngửa thả lỏng, bài tập này có độ khó cao hơn bài trước. Các bước thực hiện cũng không quá khó.
Bước 1: Chọn vùng có mực nước ngang ngực
Bước 2: Thả lỏng cơ thể, 2 chân và 2 tay, từ từ đưa cơ thể vào tư thế nằm ngửa, giữ nhịp thở nhẹ
Ở bài tập này, nếu bạn có một người đỡ dưới phần lưng của cơ thể sẽ dễ dàng để thực hiện hơn. Việc giữ nhịp thở nhẹ và đều là rất quan trọng để cơ thể nổi được trên mặt nước.
- Cách đứng nước đúng kỹ thuật hiệu quả và đơn giản
Tư thế đứng và nhịp thở
Để đứng nước được thì các bạn phải sử dụng cả tay lẫn chân. Giống như tên gọi của nó thì tư thế của bạn phải ở vị trí thẳng đứng. Khi đứng nước cần giữ nhịp thở chậm, nhẹ nhàng và đều để có thể giúp cơ thể thả lỏng ít tốn năng lượng và giúp bạn đứng nước lâu hơn.
Các cách đứng nước đúng kỹ thuật
Giống như bơi thì kỹ thuật đứng nước cũng được chia thành 3 kiểu: đứng nước bằng chân ếch, đứng nước bằng chân sải và đứng nước bằng sóng thân (chân bướm).
Đứng nước bằng chân ếch
Đây là kiểu đứng nước đơn giản và ít tốn sức nhất và được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế dù là bể bơi hay mặt nước tự nhiên.
Cách thực hiện
- Hai tay dang rộng sang 2 bên, úp bàn tay xuống dưới và di chuyển cánh tay nhịp nhàng về phía trước và ra sau rồi thu vào trước bụng.
- Hai chân co lại và dạp duỗi ra nhịp nhàng như kiểu bơi ếch.
- Động tác chèo tay và đạp chân sẽ thực hiện luân phiên xen kẽ nhau.
- Chân đạp thì tay nghỉ và ngược lại.
Đứng nước bằng chân sải
Đây là kiểu đứng nước khá tốn sức những vẫn được áp dụng ở trong thực tế.
Cách thực hiện
- Duỗi mu bàn chân và vẫy 2 chân so le nhau đều đặn và nhịp nhàng, tương tự như đạp chân bơi sải.
- Hai tay giống như mái chèo hoạt động luân phiên so le nhau, đưa ra trước rồi về sau. Bàn tay không úp, các ngón tay mở để có diện tích lớn tạo lực đẩy.
- Tay chân so le nhau, tay phải ra trước thì chân phải ra sau và ngược lại.
- Động tác tổng thể tương tự như đang đi bộ hoặc chạy bộ ở tốc độ chậm.
- Khi thực hiện hiện động tác này đòi hỏi cổ chân bạn phải dẻo để có thể vẫy giống như đuôi cá, do đó khá tốn sức.
Đứng nước bằng sóng thân (chân bướm)
Đây là kỹ thuật đứng nước khó nhất và tốn sức nhất trong 3 kiểu. Kiểu đứng nước này thường không được áp dụng ngoài thực tế mà chỉ là bài tập bổ trợ trong việc luyện tập bơi bướm.
Cách thực hiện
- Khép các ngón tay và ép sát 2 cánh tay vào than người.
- Mu bàn chân duỗi thẳng, 2 chân khép sát lại.
- Dùng toàn bộ thân người tạo sóng để cơ thể có thể nổi lên trên, đòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể tương tự như bơi bướm.
Trên đây là 2 bài tập giúp làm quen với nước và thả lỏng cơ thể. Đăng ký ngay khóa học bơi tại Trung Tâm để thực hành về bộ môn thể thao toàn năng này. Hãy cùng Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội tập luyện thể thao cũng như rèn luyện sức khỏe bạn nhé!