PHƯƠNG PHÁP BƠI VÀ LƯU Ý CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA NỆM
Việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội hiệu quả và mang nhiều lợi ích. Nhưng phải bơi như thế nào mới thật sự đem lại hiệu quả cho người bệnh? Hãy cùng Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội giải đáp thắc mắc này bạn nhé!
- Thoát vị đĩa đệm bơi kiểu nào tốt?
Bộ môn bơi lội có rất nhiều kỹ thuật bơi, mỗi kỹ thuật đều có cách thức thực hiện khác nhau và đem lại những hiệu quả nhất định cho người bệnh. Vậy kiểu bơi nào là tốt, bơi kiểu nào là không nên đối với những người đi bơi chữa thoát vị đĩa đệm?
Các kỹ thuật bơi ếch cho người bị thoát vị đĩa đệm cơ bản cũng giống như các đối tượng khác, gồm các bước trình tự như sau:
Bước 1: Đầu tiên, cần mở rộng vòng tay, duỗi thẳng cơ thể, thả lỏng hai chân và nâng nhẹ phần thân trên để thở. Đừng cố nâng đầu lên cao vì nó có thể khiến các khớp lưng, vùng đĩa đệm càng tổn thương.
Bước 2: Di chuyển chân nhẹ nhàng cả hai chân theo hình cánh cung, thả lỏng đến khi cả cơ thể chìm trong nước.
Bước 3: Đưa hai chân lại với nhau để tạo lực đẩy cơ thể về phía trước, duỗi thẳng tay để kéo cơ thể lên. Có thể kết hợp cả khớp vai để tăng thêm sức vươn về phía trước. Đừng nên cố uốn lượn cơ thể mà luôn giữ cho cơ thể thả lỏng nếu không muốn bị chấn thương khớp
Bước 4: Ngẩng đầu lên, giữ cho cằm luôn ở dưới nước. Không nên cố vung tay lên khỏi mặt nước, hãy ngẩng đầu lên từ từ và luôn giữ cho cơ thể thả lỏng, không cong lưng để tránh gây tổn thương cho khớp lưng, vùng đĩa đệm.
- Lưu ý khi bơi cho người bị thoát vị đĩa đệm
Dù bơi mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để mang đến hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những điều sau:
Nghỉ ngơi trước khi bơi
Nghỉ ngơi hay nói cách khác là không vận động quá sức trước khi bơi sẽ giúp cho việc đi bơi mang lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh. Nếu cơn đau xuất hiện nhiều, bạn nên nghỉ ngơi đến khi đỡ mới đi bơi trở lại, để tránh những chấn thương khác trong quá trình bơi.
Tránh lực mạnh
Người mắc thoát bị đĩa đệm khi đi bơi nên chú ý, cần thực hiện những động tác nhẹ nhàng, tránh thực hiện các động tác mạnh. Vì nếu vận động mạnh sẽ làm cho cơn đau càng trầm trọng và bệnh tình sẽ càng nặng hơn.
Để giảm thiểu được việc vận động mạnh khi bơi, người bệnh nên có sự hỗ trợ của các thiết bị trợ khí. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo bác sĩ và huấn luyện viên để có được những động tác tốt nhất.
Hít thở sâu khi bơi
Hít thở sâu và kỹ thuật quan trọng nhất của bộ môn bơi. Khi hít sâu, cơ hoành sẽ đóng và truyền máu đến các khớp sống và đĩa đệm nhanh hơn, nhiều hơn. Khi thở ra, cơ hoành trở lại vị trí ban đầu, máu các chất thải sẽ được tim lọc bỏ. Điều đó giúp máu được truyền đến các khớp đĩa đệm làm giảm đau nhức.
Tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn máu.Tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn lưu thông máu đến các vùng xương khớp
Thời gian bơi: Khoảng thời gian lý tưởng để bơi là 30-45 phút mỗi ngày. Khoảng thời gian đó là vừa đủ để các khớp thay đổi trạng thái vận động và thư giãn, không gặp hiện tượng bơi quá nhiều gây đau nhức thêm.
Tần suất/tuần: Để duy trì được sự vận động của đĩa đệm thì bạn nên duy trì việc đi bơi mỗi ngày để tránh tình trạng đĩa đệm điều tiết không đều.
Thời điểm bơi: Thời điểm trưa hoặc lúc ăn no là thời điểm tệ nhất và bạn không nên đi bơi vào những lúc này. Thay vào đó, một buổi sáng trong lành hoặc một buổi chiều mát mẻ sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất để bạn thư giãn tại hồ bơi.
Kỹ thuật bơi: Hãy khởi động thật kỹ trước khi bơi để tránh bị chuột rút, co cơ… trong lúc bơi.
Hiện nay, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là lứa tuổi trung niên, giúp thư giãn và điều tiết tốt xương khớp, đĩa đệm. Hãy là người chữa bệnh thông minh khi áp dụng những biện pháp vận động nhẹ nhàng, đủ liều lượng để giúp mình thấy thoải mái và không còn đau nhức. Liên hệ Trung Tâm Dạy Bơi Cấp Tốc Hà Nội ngay để nhận tư vấn về khóa học bơi phù hợp cho tình hình sức khỏe của bạn nhé!